Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá trong lĩnh vực y tế

Ngày 14/06/2024 17:31:01

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thế giới, nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá và để đấu tranh chống lại khói thuốc lá, sau đây là những quy định quan trọng nhất

 I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN BIẾT TRONG LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 
1. Nguyên tắc phòng, chống tác hại thuốc lá
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá, như sau:
- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
- Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 
Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
- Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
4. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, như sau:
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở giáo dục (trừ Trường cao đẳng, đại học, học viện);
+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
+ Nơi làm việc;
+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm công cộng nêu trên và quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
5. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, bao gồm:
- Khu vực cách ly của sân bay;
- Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
- Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định nêu trên tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
6. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định nghĩa vụ của người hút thuốc lá, như sau:
- Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
- Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC LÁ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá?
Theo Điều 25 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”, mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lᔠtại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
+ Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
+ Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
+ Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
+ Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
+ Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
2. Mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá?
Theo Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
*Hình thức xử phạt bổ sung:
  Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.
*Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

                                                                                                                      Lê Nam-CCVHXH

Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá và xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá trong lĩnh vực y tế

Đăng lúc: 14/06/2024 17:31:01 (GMT+7)

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thế giới, nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho những người không hút thuốc lá, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá và để đấu tranh chống lại khói thuốc lá, sau đây là những quy định quan trọng nhất

 I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CẦN BIẾT TRONG LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ 
1. Nguyên tắc phòng, chống tác hại thuốc lá
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá, như sau:
- Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá.
- Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 
Điều 7 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.
- Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
4. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, như sau:
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở giáo dục (trừ Trường cao đẳng, đại học, học viện);
+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
+ Nơi làm việc;
+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm công cộng nêu trên và quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
5. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá, bao gồm:
- Khu vực cách ly của sân bay;
- Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
- Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định nêu trên tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.
6. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá
Điều 13 Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá quy định nghĩa vụ của người hút thuốc lá, như sau:
- Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
- Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
- Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
II. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC LÁ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá?
Theo Điều 25 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”, mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lᔠtại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;
+ Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:
+ Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
+ Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;
+ Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;
+ Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
2. Mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá?
Theo Điều 26 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
*Hình thức xử phạt bổ sung:
  Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.
*Biện pháp khắc phục hậu quả:
 Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

                                                                                                                      Lê Nam-CCVHXH