Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Lịch sử, ý nghĩa Ngày đại dương thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Hưởng ứng Ngày đại dương thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024

Ngày 07/06/2024 08:57:10

Ngày Đại dương thế giới (World Ocean Day) là sáng kiến đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro.

Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này. Từ năm 2009 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 6 hàng năm là Ngày Đại dương thế giới. Mục tiêu chung của việc tổ chức ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò cực kỳ quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.Ngày Đại dương thế giới còn là ngày mọi người trên hành tinh của chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của dại dương cho sự sống, cho những gì nó cung cấp cho con người những gì mà nó đại diện.Với tư cách là một quốc gia biển, Chính phủ Việt Nam là một trong số 9 quốc gia đầu tiên tổ chức các sự kiện chào mừng ngày Đại dương thế giới vào tháng 6/2009 trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (Viet Nam seas and islands week) được Chính phủ quy định trong Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 và được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm, để hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và Ngày đại dương thế giới (08/6); Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là dịp để tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.

Ngày Đại dương thế giới (ngày 08/6 hàng năm) do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương; cùng tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại.
Chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024 chính là “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương”. Với chủ đề này, Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia và tổ chức cùng khám phá, đánh thức những hiểu biết về đại dương; cùng nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương, vì một đại dương xanh và bền vững.
Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08/6 hàng năm. Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển, thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển.. Đồng thời, với việc đẩy mạnh chương trình hành động cụ thể sẽ thực hiện các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển để đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Kỷ niệm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam chúng ta hãy tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo và lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển tổ quốc, góp
phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước
  tuan-le-bien-va-hai-dao-viet-nam.jpg

Biển, đảo và đại dương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống con người, bao gồm kinh tế, chính trị, môi trường và văn hóa. Biển, đảo và đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt Trái Đất. Các vùng biển và đảo phân bố rộng khắp các đại dương như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các châu lục và quốc gia. 

CÁ.jpg
Về mặt kinh tế, biển cung cấp nguồn lợi hải sản phong phú, dầu khí, khoáng sản và nhiều nguồn tài nguyên khác. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến hải sản, dầu khí và các khoáng sản biển đóng góp lớn vào GDP của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu bờ biển dài hơn 3.260 km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đại dương cũng là tuyến đường giao thương quốc tế chính, với phần lớn hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua đường biển, giúp kết nối các quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, du lịch biển đảo với các bãi biển và đảo hấp dẫn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, góp phần phát triển ngành du lịch và tạo việc làm cho người dân địa phương.

2.jpg
Trên phương diện chính trị và an ninh, các vùng biển và đảo là phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh hàng hải cũng là yếu tố then chốt, bởi biển và đại dương là nơi diễn ra nhiều hoạt động hàng hải quan trọng. Việc kiểm soát và bảo vệ các tuyến đường biển, ngăn chặn các hoạt động tội phạm như buôn lậu, cướp biển và các mối đe dọa an ninh khác là nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia.
 
Về môi trường, biển và đại dương là nơi sinh sống của hàng triệu loài sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Đại dương cũng có vai trò điều hòa khí hậu toàn cầu, hấp thụ lượng lớn CO2 và điều chỉnh nhiệt độ khí quyển thông qua các dòng hải lưu. Những yếu tố này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự sống còn của nhiều loài sinh vật trên Trái đất.
 
Về văn hóa và lịch sử, nhiều cộng đồng ven biển có lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú gắn liền với biển và đảo. Những di sản văn hóa biển đảo không chỉ đóng góp vào bản sắc văn hóa của các dân tộc mà còn là nguồn tài nguyên quý giá cho nghiên cứu khoa học. Biển và đại dương cung cấp nhiều thông tin quý báu về lịch sử Trái Đất, các quá trình địa chất và sinh học, góp phần vào sự phát triển của tri thức nhân loại.

3.jpg

Chính vì thế, biển, đảo và đại dương có vị trí và vai trò không thể thay thế trong sự phát triển toàn diện của con người và hành tinh. Việc bảo vệ và khai thác bền vững các tài nguyên biển là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với mỗi quốc gia trên toàn cầu.
                                                                                                            Lê Nam-CCVHXH

  

Lịch sử, ý nghĩa Ngày đại dương thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Hưởng ứng Ngày đại dương thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024

Đăng lúc: 07/06/2024 08:57:10 (GMT+7)

Ngày Đại dương thế giới (World Ocean Day) là sáng kiến đầu tiên được Chính phủ Canada đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro.

Sau đó được Ủy ban Hải dương học liên Chính phủ (IOC) của UNESCO thừa nhận vào Năm quốc tế đại dương 1998 tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha), khi ấy Việt Nam cũng tham gia sự kiện này. Từ năm 2009 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức chọn ngày 08 tháng 6 hàng năm là Ngày Đại dương thế giới. Mục tiêu chung của việc tổ chức ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò cực kỳ quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.Ngày Đại dương thế giới còn là ngày mọi người trên hành tinh của chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của dại dương cho sự sống, cho những gì nó cung cấp cho con người những gì mà nó đại diện.Với tư cách là một quốc gia biển, Chính phủ Việt Nam là một trong số 9 quốc gia đầu tiên tổ chức các sự kiện chào mừng ngày Đại dương thế giới vào tháng 6/2009 trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (Viet Nam seas and islands week) được Chính phủ quy định trong Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 và được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm, để hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và Ngày đại dương thế giới (08/6); Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển; thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển, đảo bền vững và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam là dịp để tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo; lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển của tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.

Ngày Đại dương thế giới (ngày 08/6 hàng năm) do Liên hợp quốc thông qua thể hiện sự nỗ lực, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới cùng bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương; cùng tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống, cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nhân loại.
Chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024 chính là “Hiểu biết sâu sắc hơn về đại dương”. Với chủ đề này, Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia và tổ chức cùng khám phá, đánh thức những hiểu biết về đại dương; cùng nỗ lực thay đổi để bảo vệ đại dương, vì một đại dương xanh và bền vững.
Gắn với chủ đề Ngày Đại dương thế giới năm 2024, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định chủ đề trọng tâm của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 là “Quản lý, sử dụng bền vững không gian biển”.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08/6 hàng năm. Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm là dịp để Việt Nam khẳng định tiềm lực lớn về kinh tế biển, thể hiện ý chí quyết tâm phát triển toàn diện ngành nghề biển, bảo vệ tài nguyên môi trường và chủ quyền quốc gia trên biển.. Đồng thời, với việc đẩy mạnh chương trình hành động cụ thể sẽ thực hiện các mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển để đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Kỷ niệm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam chúng ta hãy tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên và môi trường biển, đảo và lòng tự hào, ý thức dân tộc đối với chủ quyền vùng biển tổ quốc, góp
phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước
  tuan-le-bien-va-hai-dao-viet-nam.jpg

Biển, đảo và đại dương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có tầm ảnh hưởng to lớn đến nhiều khía cạnh của cuộc sống con người, bao gồm kinh tế, chính trị, môi trường và văn hóa. Biển, đảo và đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt Trái Đất. Các vùng biển và đảo phân bố rộng khắp các đại dương như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các châu lục và quốc gia. 

CÁ.jpg
Về mặt kinh tế, biển cung cấp nguồn lợi hải sản phong phú, dầu khí, khoáng sản và nhiều nguồn tài nguyên khác. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến hải sản, dầu khí và các khoáng sản biển đóng góp lớn vào GDP của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam sở hữu bờ biển dài hơn 3.260 km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đại dương cũng là tuyến đường giao thương quốc tế chính, với phần lớn hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua đường biển, giúp kết nối các quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, du lịch biển đảo với các bãi biển và đảo hấp dẫn thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, góp phần phát triển ngành du lịch và tạo việc làm cho người dân địa phương.

2.jpg
Trên phương diện chính trị và an ninh, các vùng biển và đảo là phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh hàng hải cũng là yếu tố then chốt, bởi biển và đại dương là nơi diễn ra nhiều hoạt động hàng hải quan trọng. Việc kiểm soát và bảo vệ các tuyến đường biển, ngăn chặn các hoạt động tội phạm như buôn lậu, cướp biển và các mối đe dọa an ninh khác là nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia.
 
Về môi trường, biển và đại dương là nơi sinh sống của hàng triệu loài sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học. Đại dương cũng có vai trò điều hòa khí hậu toàn cầu, hấp thụ lượng lớn CO2 và điều chỉnh nhiệt độ khí quyển thông qua các dòng hải lưu. Những yếu tố này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự sống còn của nhiều loài sinh vật trên Trái đất.
 
Về văn hóa và lịch sử, nhiều cộng đồng ven biển có lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú gắn liền với biển và đảo. Những di sản văn hóa biển đảo không chỉ đóng góp vào bản sắc văn hóa của các dân tộc mà còn là nguồn tài nguyên quý giá cho nghiên cứu khoa học. Biển và đại dương cung cấp nhiều thông tin quý báu về lịch sử Trái Đất, các quá trình địa chất và sinh học, góp phần vào sự phát triển của tri thức nhân loại.

3.jpg

Chính vì thế, biển, đảo và đại dương có vị trí và vai trò không thể thay thế trong sự phát triển toàn diện của con người và hành tinh. Việc bảo vệ và khai thác bền vững các tài nguyên biển là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng đối với mỗi quốc gia trên toàn cầu.
                                                                                                            Lê Nam-CCVHXH