Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Lịch sử hình thành của Xã Đồng Lợi

Ngày 01/10/2021 07:18:00

Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, trên địa bàn xã Đồng Lợi đã hình thành một cộng đồng dân cư của các thôn Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham. Theo các Gia phả ghi chép và theo cách tính thời gian ứng với các thế hệ, các đời, các dòng họ được xác định là có mặt đầu tiên ở các thôn thì các dòng họ này được sinh sống trên đất Đồng Lợi cách đây khoảng trên dưới 250 năm.

20210927_134541.jpg

1. Quá trình hình thành làng, xã

          Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, trên địa bàn xã Đồng Lợi đã hình thành một cộng đồng dân cư của các thôn Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham. Theo các Gia phả ghi chép và theo cách tính thời gian ứng với các thế hệ, các đời, các dòng họ được xác định là có mặt đầu tiên ở các thôn thì các dòng họ này được sinh sống trên đất Đồng Lợi cách đây khoảng trên dưới 250 năm.

          Trong cuốn sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra, được biên soạn vào khoảng năm 1810, dưới triều vua Gia Long (1802-1819) thì 4 thôn: Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham đã là 4 đơn vị hành chính cấp làng thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.. Cuốn sách còn ghi khá chi tiết về các thôn như: “thôn Quần Nham thuộc xã Cam Lộ”, thôn Long Vân được gọi là “Thì Du”, các thôn Lộc Trạch, Lộc Nham được chú tích là “x㔠“Lộc Trạch”, “x㔠“Lộc Nham” (xem các trang 116, 380, 439, 525-SĐD-NXBKHXH-HN-1984) 6.

          Đến đầu thế kỷ XX, vào năm 1921, 1922, thôn Thọ Lộc được hình thành. Ông Nguyễn Đoàn quê Hải Dương và ông Trần Canh quê Thái Bình làm quan dưới triều Khải Định (1916-1925); khi thôi quan hai ông về mua một phần đất của Cai Nhạ ở Nhạ Lộc (nay thuộc Đồng Thắng) rồi về quê chiêu mộ dân trong họ, trong làng vào lập ấp, trại. Thọ Lộc thời ấy thường gọi là Trại Quan hoặc “Ấp Cụ Thượng”. Năm 1926, hai ông bán lại ấp cho bà Mai Thị Huệ, tức Hàn Thanh, quê Ninh Bình. Đến trước cách mạng tháng 8-1945, Thọ Lộc vần thường được gọi là “Ấp Hàn Thanh”.

          Trên địa bàn Đồng Lợi từ thế kỷ XIX đã có 4 thôn, 4 đơn vị hành chính và đến đầu thế kỷ XX là 5 thôn, 5 đơn vị hành chính trực thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống. Trước cách mạng tháng 8-1945, huyện Nông Cống có 10 tổng (Văn Xá, Cao Xá, La Miệt, Văn Đồn, LẠc Thiên (ở phía nam) và Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều (ở phía bắc). Tổng Đồng Xá lúc đó có 24 làng ( 4 làng Nga, 3 làng Niệm và các làng: Hòa Triều, Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân, Lộc Nham, Thọ Lộc, Nhạ Lộc, Xuân Nhai, Đồng Lĩnh, Đại Đồng, Đồng Vinh, Đồng Xá và Trúc Chuẩn. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ, 5 làng phía Tả Ngạn sông Hoàng (Đồng Xá, Đồng Vinh, Đại Đồng, Xuân Nhai, Đồng Lĩnh) thành lập xã Đồng Xuân; các làng phía hữu ngạn sông Hoàng (Trúc chuẩn, Nhạ Lộc, Thọ Lộc, Lộc Nham, Long Vân, Lộc Trạch và Quần Nham thành lập xã Nhật Tiến. Đầu năm 1946, 2 xã Đồng Xuân và Nhật Tiến tháp nhập thành xã Đồng Tiến. Từ năm 1946 đến năm 1953, huyện Nông Cống có 15 xã lớn (Hợp Tiến, Tứ Dân, Minh Nông, An Nông, Khuyến Nông, Đồng Tiến, Tân Ninh, Tân Phúc, Trung Chính, Tế Lợi, Hoàng Sơn, Minh Khôi, Vạn Thiện, Công Chính, Thăng Bình). Cuối năm 1953, đầu năm 1954, huyện Nông Cống có chủ trương phân định lại địa giới và chia tách 15 xã lớn thành 44 xã nhỏ. Xã Đồng tiến chia tách thành 3 xã: Đồng Tiến, Đồng Thắng và Đồng Lợi. Xã Đồng Lợi được thành lập từ đó với 5 thôn, lúc này gọi là làng: Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân, Lộc Nham, Thọ Lộc.

          Năm 1965, huyện Nông Cống chia tách thành 2 huyện. Nông Cống gồm 24 xã ở phía nam Nông Cống cũ, cộng với 7 xã tách ra từ huyện Tỉnh Gia; huyện Triệu Sơn gồm 20 xã phía bắc Nông Cống cũ, cộng với 13 xã tách ra từ huyện Thọ Xuân.

          Từ năm 1965 đến nay xã Đồng Lợi là một đơn vị hành chính trực thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

          Để thuận tiện cho công tác tổ chức, quản lý, năm 1994, làng Long Vân chia thành 2 thôn: Long Vân và Thịnh Vượng. Năm 2000 làng Quần Nham tách thành Quần Nham 1 và Quần Nham 2; Lộc Trạch tách ra thành Lộc Trạch 1, Lộc Trạch 2; Long Vân và Thịnh Vượng đổi thành Long Vân 1 và Long Vân 2; các thôn Lộc Nham, Thọ Lộc giữ nguyên. Từ đó Đồng Lợi có 8 thôn: Quần Nham 1, Quần Nham 2; Lộc Trạch 1, Lộc Trạch 2; Long Vân 1, Long Vân 2; Lộc Nham, Thọ Lộc. Tuy nhiên các thôn 1, 2 vẫn mang những đặc điểm chung và thành truyền thống của Làng.

Làng Quần Nham: Trong cuốn sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (đã dẫn ở trên), được biên soạn cách đây 200 năm, có ghi: thôn Quần Nham thuộc Cam Lộ, tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống (Cam Lộc tức là “Cam Lộ tứ quần”, còn gọi là tứ cồn, gồm Quần Triều, Quần Thanh, Quần Trúc và Quần Nham, đến thời Minh Mạng, Quần Triều đổi thành Hòa Triều)6. Làng Quần Nham nằm ở phía tây của xã, tiếp giáp với các làng Quần Trúc, Doãn Thái thuộc xã Khuyến Nông. Là làng lớn nhất của xã Đồng Lợi, Quần Nham có khoảng 470 hộ, gần 1850 khẩu. Hai dòng họ lớn nhất của làng là họ Nguyễn Văn (khoảng 260 hộ, trên 970 khẩu) và học Nguyễn Đình (gần 140 họ, trên 600 khẩu). Tiếp đó là các họ Nguyễn Xuân, Lê Ngọc, Lê Văn, Phạm Văn…Quần Nham cũng là làng duy nhất trong xã có gần 10 hộ dân theo đạo Thiên Chúa; bà con giáo dân luôn đoàn kết, hòa đồng với nhân dân trong làng và thực sự là những gia đình giáo dân kính chúa yêu nước. Từ trước cách mạng tháng 8-1945 đến những thập niên 1970, 1980, nghề phụ của làng chủ yếu là “nghề  sơn tràng”. Những tháng nông nhàn hằng năm, những năm mất mùa thì gần như cả năm, hàng chục trai tráng trong làng, họp thành từng đoàn, từng tốp, mỗi tốp 5,7 người trở lên, rủ nhau lên các vùng rừng Như Xuân, Ngọc Lặc, Thường xuân…chặt luồng, nứa, củi… đóng bè theo các dòng sông Chum, sông Mực trở về xuôi bán. Mỗi chuyến đi kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng. Mùa kho thì mắc cạn chờ mưa; mùa mưa gặp những trậ lũ lớn, lênh đênh sông nước, thác ghềnh hết sức nguy hiểm. Có lẽ đặc điểm của nghề phụ này đã góp phần làm nên giọng nói ồm ồm đầy nội lực, tính bộc trực, gan góc “ăn to nói lớn” và sự chân thật, cưu mang “sống chết có nhau” của người Quần Nham.

Cho đến thế kỷ XX, sản xuất, đời sống, nhất là việc học hành của con em ở Quần Nham vẫn thuộc diện khó khăn nhất so với các làng trong xã. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, nhất là trên dưới 10 năm qua, Quần Nham có bước phát triển ngoạn mục, bứt phá cả về kinh tế, đời sống và giáo dục, nhanh vào loại nhất, nhì của xã Đồng Lợi. Mỗi năm trung bình có 5, 7 nhà kiên cố, cao tầng mọc lên, có trên dưới 10 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Quần Nham là làng duy nhất của Đồng Lợi còn bảo tồn, tồn tại một cụm di tích gồm: một giếng làng, một chùa cổ, một cây cổ thụ tọa lạc ở phía tây của làng. Giếng làng thường gọi là “giếng méo”, có lẽ do miệng giếng có hình bầu dục lệch; giếng có độ sâu 5,6 mét, nước giếng hầu như trong và đầy quanh năm. Chùa của làng được gọi là “Chùa Hang”. Chùa và giếng được tôn tạo từ năm…………Chưa hiểu vì sao chùa có tên là “Chùa Hang” và Quần Nham trước đây cũng được gọi là làng hang. Sừng sững, uy nghị giữa giếng Méo ở phía tây và Chùa Hang ở phía đông là một cây trôi đại thụ. Thân cây cao trên dưới 20 mét, phần gốc cách mặt đất khoảng 1 mét, có chu vi 8,9 mét; cành, tán rộng vươn ra 4 phía có khoảng trên dưới 70 mét, phủ bóng mát, như che chở cho gần khắp giếng Méo, Chùa Hang, làm nên một cảnh quan giàu màu sắc tâm linh, nổi bật lên giữa một vùng như biểu tượng của vẻ đẹp và sức sống của làng. Hiện chưa xác định được niên đại của giếng Méo, chùa Hang, cây trôi; tuy nhiêm cây trôi đại thụ xứng đáng được xếp hạng “cây di sản” cần được bảo vệ, chăm sóc.

 

Theo các vị cao niên ở xã Đồng Lợi và xã Khuyến Nông, trước đây chưa xa, phía tây làng Quần Nham, từ giáp các làng Quần Trúc (Khuyến Nông), Lai động (Thái Hòa) men bờ tả ngạn sông Nổ Hẻn kéo xuống gần Tỉnh lộ 517, còn có làng Thổ Ngõa. Không hiều vì sao và vào thời điểm cụ thể nào cả làng đã tiêu vong, không còn một ai, chỉ còn lại nhiều dấu vết: nền nhà, tường nhà, giếng nước…

Làng Lộc Trạch: Nằm ở phía tây nam xã Đồng Lợi. Một thời gian ngắn trước đây làng còn có tên gọi là Trung Thành. Làng có gần 20 dòng họ lớn nhỏ với trên 300 hộ và khoảng 1400 khẩu. Những dòng họ lớn có gần 200 khẩu trở lên như họ Mai Văn (gần 300 khẩu), họ Phạm Văn (trên dưới 260 khẩu), họ Hoàng Văn (trên  200 khẩu), họ Trần Quang (gần 200 khẩu)…

          Theo lời khai của các bậc cao niên trong làng, xưa kia vì những lý do khác nhao mà nhiều dòng họ…từ những vùng địa lonh nhân kiệt trong tỉnh, trong nước đã chuyển cư về đất Lộc Trạch. Theo gia phả chép tay và lời kể của cụ Mai Văn Dòng (trên 70 tuổi) thì những gười đầu tiên của họ Mai Văn từ Nghệ An, trong đoàn quân của Quang Trung-Nguyễn Huệ, trên đường tiến ra Bắc hoặc sau khi thắng trận, từ ngoài Bắc trở về (vào các năm 1786 và 1788), đã định cư trên đất Lộc Trạch. Theo cụ Trần Quang Khanh (97 tuổi) thì họ Trần Quang từ Bắc Ninh chuyển về, đến cụ là đời thứ tư (tức là khoảng trên 150 năm). Họ Trần Viết, theo cụ Trần Viết Lừng (trên 80 tuổi) cho biết vốn từ Thọ Xuân chuyển về Lộc Trạch cách đây khoảng trên 100 năm…Dù có nguồn cội từ nhiều vùng quâ khác nhau và hội tụ về vào nhiều thời điểm khác nhau, các dòng họ trên đất Lộc Trạch đã chung lưng, đấu cật, xây dựng làng xã và hun đúc nên những truyền thống quý báu: bền bỉ và lạc quan trong lao động và tranh đấu; thân ái và chân thành trong tình làng, nghĩa xóm và nếp sống cộng đồng.

          Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, Lộc Trạch có những đội hát chèo, hát tuồng khá nổi tiếng trong xã, trong vùng. Từ xưa đến trước những năm 1954-1955, Vị thần được thờ làm Thần Hoàng của làng Lộc Trạch là thần Cao Sơn, một vị thiên thần được tôn thời từ cổ xưa ở nhiều làng trong tỉnh Thanh Hóa và trong nước. Trước đây, các sự vật, hiện tượng có tên là “cao”, người Lộc Trạch thường nói là “kiêu”, để tránh phạm húy (tên của vị thần).

          Lộc Trạch là làng duy nhất của xã Đồng Lợi có núi và có “quán”. Núi Trặc nằm ở vùng đất tận cùng của làng, phía hữu ngạn sông Nổ hẻn, tiếp giáp với phần đất của xã Tân Ninh ở phía tây và xã Tân Phúc, huyện Nông Cống ở phía nam. Trước đây nhiều làng thuộc xã Đồng Lợi, Tân Ninh, Tân Phúc…còn lưu truyền câu chuyện Ông Nưa khổng lồ gánh núi. Chuyện kể rằng, ông gánh 2 trái núi từ Na Sơn (núi Nưa) về Nghiêu Sơn (núi Ố); đến giữa đường đòn gánh bị gãy. Ông vào làng (không rõ là làng nào) mượn đòn gánh khác. Ông gặp một nhà có giỗ mời ông uống rượu. Khi ông trở trở vệ thì hai trí núi đã bám sâu vào đất, không nâng lên được. Vì thế dân trong vùng gọi là núi Trặc (trục “trặc”, do gãy đòn gánh). Tuy nhiên là truyện dân gian nên mỗi làng, mỗi vùng có cách kể với những chi tiết khác nhau.

          Quán Lộc Trạch ra đời vào khoảng thời gian sau khi làng Thọ Lộc được thành lập, “đường cái mới”, nay là tỉnh lộ 517 hình thành, mỏ crômite ở Cổ Định được phát hiện (1923). Từ sau năm 1930, kho mỏ crômite được bắt đầu khai thác “quán” mới nhộn nhịp dần lên. Trong thời kháng chiến chống Pháp và những năm 1955-1965 quán Lộc Trạch là nơi giao thương mua bán khá sầm uất. Tuy nhiên từ những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đến suốt thời bao cấp, quán trở nên vắng vẻ. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là gần 20 năm qua, quán Lộc Trạch không chỉ còn bó hẹp trên địa bàn Lộc Trạch mà đã mở rộng, kéo dài gần 1 km trên đường 517 xuyên suốt địa bàn Đồng Lợi và trở thành một trung tâm phát triển kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp của Đồng Lợi và cả khu vực.

Năm 1961, khi đào đất tại khu đồng của Lộc Trạch giáp với vùng Mã Tre của Long Vân, phát hiện một hòm hình thuyền mai táng người chết. Loại hòm này xuất hiện từ thế kỷ XVI, không rỏ chủ nhân của chiếc hòm ấy là ai ? ở đâu ? hiện còn chờ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Làng Long Vân: Trước đây có nhiều tên gọi. Trong sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” ghi là Thì Du. Trong cuốn “Địa chí Triệu Sơn” chép: “Thời Đồng Khánh (1885-1888) có tên là thôn Vân Du thuộc Đa Lộc và từ sau cách mạng tháng 8-1945 đổi là Long Vân”. Ngoài ra có thời gian còn được gọi là Thời Du, Long Vân . Làng có gần 10 dòng họ với khoảng trên 1430 khẩu, số dân đôgn thứu 2 sau làng Quần Nham. Trong đó họ Lê Văn có gần 160 hộ với trên 570 khẩu, họ Vũ Đình trên 80 hộ với trên 330 khẩu, họ Lê Sỹ gần 70 hộ, trên 180 khẩu, họ Nguyễn Văn gần 50 hộ, gần 180 khẩu…Theo gia phả mới được lưu chép lại và theo cách tính của các bậc cao niên thì các dòng họ Lê Văn, Vũ Đình, Lê Sỹ…đã sinh sống trên đất Long Vân đến nay là đời thứ 6 (với người cao tuổi nhất) và đời thứ 9 (với người trẻ tuổi nhất), tức là khoảng trên 200 năm. Hầu hết các dòng họ đều chưa xác định chính xác là từ đâu chuyển về Long Vân và chuyển về vào thời điểm nào. Theo cụ Nguyễn Văn Thượng, trên 80 tuổi thì họ Nguyễn Văn từ Hà Tĩnh chuyển ra Long Vân cách đây khoảng trên dưới 200 năm.

          So với các làng trong xã, về vị trí, Long Vân ở trung tâm của xã, về địa hình, Long Vân có đất ở và đất canh tác tương đối bằng phẳng hơn cả. Trên bình diện Địa dư học, Long Vân có thể là một trong những làng được hình thành sớm nhất trên đất Đồng Lợi.

          Đan lồng là nghề phụ lâu đời của Long Vân. Nghề này do dân làng sáng tạo ra hay được du nhập từ đâu, vào thời điểm nào, ai du nhập, ai là tổ nghề…chưa ai biết rõ và chưa thấy có sách nào ghi lại. Tuy nhiên cách đây gần 100 năm, trong cuốn sách nghiên cứu về Thanh Hóa, xuất bản năm 1929, bằng tiếng Pháp, của một học giả Người Pháp tên là Sác-lơ-rô-béc-Ranh được ghi bằng một dòng ngắn gọn: “…Làng Long Vân (tổng Đồng Xá) đan lồng gà, làng Lượng Định (tổng Cổ Định) đan bồ…” (tr 462). Thực ra làng Long Vân không chỉ đan lồng, lồng tròn, lồng úp để nhốt gà, mà còn đan cả xọt, dành, rế…Từ trước cách mạng tháng 8-1945 đến thời bao cấp, những tháng nông nhàn, những năm mất mùa, hơn nữa số dân trong làng làm nghề đan lồng; nghề đan lồng là trụ đỡ về kinh tế, đời sống của nhân dân trong làng. Người Long Vân không chỉ bán lồng ở các chợ lân cận như chợ Gốm, chợ Nưa mà còn bán ở các chợ xa như chợ Mục, chợ Ngẵn, thậm chí còn đi cả chợ Thượng (chợ huyện của Nông Cống cũ), chợ tỉnh (chợ Vườn hoa thành phố Thanh Hóa).

          Bài ca dao xưa tương truyền là của người Long Vân còn lưu truyền đến nay:

Những người áo rách, nón cời

Chân đi tập tểnh là người Thời Du

          Đó là lợi tự thán thật hóm hỉnh nhưng rất thực của những người trên đường đi bán lồng các chợ xa về.

          Từ giọng điệu của lời nói đến tập tục và cahs ứng xử, người Long Vân có những nét rất riêng. Thong lời nói, những tiếng chứa đựng nhiều sắc thái tình cảm, ý nghĩ…thường được  nhấn giọng, kéo dài; có khi kéo dài quá mức bình thường, được coi là “đại giọng”. Trong quan hệ xóm giềng thường “chín bỏ làm mười”, lấy chữ “hòa” làm trọng, “hòa vi quý” và giầu tính tương thân tương ái. Một gia đình sửa lại, lợp lại nhà, những gia đình khác trong xóm, trong làng không chỉ góp công sức mà còn ai có gì mang nấy, từ buồng chuối, lá trầu, mớ rau, bò gạo…giúp đáp vô tư. Tập tục đó kéo dài suốt một thời nghèo thiếu từ xa xưa đến mãi gần đây. Về đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ người Long Vân cũng có những gương tiêu biểu. Trong “tuần lễ vàng” (1945-1946) và trong cuộc vận động mua “Công phiếu kháng chiến” (1948), Long Vân có gia đình cụ Đoàn Chiên đoạt “vé quán quân” được Chính Phủ ghi công, tôn vinh và cụ……………..làng Long Vân là người đầu tiên trong xã Đồng Lợi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là nét đẹp truyền thống, là niềm tự hào của Làng.

Làng Lộc Nham: Là làng nhỏ nhất về số dân so với các làng trên đất Đồng Lợi. Xưa kia làng còn có tên gọi là Bái Nham rồi Phúc Nham. Trước cách mạng tháng 8-1945, làng chỉ có vài chục hộ với không đến 100 khẩu. Sau ngày thành lập xã (1954), làng có trên 30 hộ khoảng 150 khẩu. Hiện nay, mặc dù đã có 40 hộ với trên 160 khẩu từ làng Long Vân chuyển về, nhưng số hộ (189), số khẩu (664) vẫn là ít nhất so với các làng trong xã. Trước đây Lộc Nham được coi là “làng một họ”. Từ xa xưa cho đến những năm 1960-1965, làng có 3 họ. Họ Nguyễn Văn và họ Ngô Bá, mỗi họ chỉ có 3 chi tộc, cũng là 3 gia đình với trên dưới 30 khẩu. Còn lại là họ Nguyễn Đình. Đến năm 2020, làng có trên 10 dòng họ. Nhưng họ Nguyễn Đình vẫn chiếm trên dưới 70% số hộ (103/159) và số khẩu (497/664). Theo cách tính của các bậc cao niên và theo gia phả mới được lưu chép lại của một số gia tộc thì cả 3 dòng họ Nguyễn Đình, Nguyễn Văn và Ngô Bá đã dinh sống trên đất Lộc Nham đến nay là đời thứ 6 (nếu tính đến người ít tuổi nhất là đời thứ 9), tức là khoảng trên 200 năm.

          Vị thần hoàng được tôn thờ trong nghè của làng xưa có tên là Hoàng Nghĩa. Một vị nhân thân, khi sống, chuyên đi ăn mày, ăn xin để cưu mang, giúp đáp người hoạn nạn, mồ côi…Tương truyền nghè của làng rất thiêng. Cả làng có một giếng đất lớn. Nước giếng quanh năm trong suốt và không bao giờ cạn. Đình làng không lớn, nhưng sân trước, sân sau của đình khá rộng. Sân đình và khu đất mạ trước đình làng xưa vào dịp vào dịp lễ, tết, là nơi tổ chức lễ hội với những trò diễn, trò chơi truyền thống của làng như: Hát chèo, tuồng; đánh bài điểm, kéo co, chọi cù… Tuy nhiên đình làng, giếng làng và nghè của làng ngày nay chỉ còn trong ký ức của lớp người 70 đến 75 tuổi trở lên. Vì từ lâu đã trở thành phế…….

          Làm thuốc, chữa bệnh, cứu người là nghề truyền thống có tiếng của Lộc Nham. Từ thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc cam trẻ em đến thuốc tây, ở thời nào từ xa xưa đến gần đây đều có những phương thuốc, thầu thuốc nổi tiếng trong vùng. Riêng thuốc cam trẻ em, thường goi là “thuốc cam Cụ Vịnh”, nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8-1945. Hiện nay con, cháu hậu duệ đời thứ 3, thứ 4 của cụ vịnh vẫn nhiều người nối nghiệp và phương thuốc vẫn được nhiều người ở khắp nơi tin dùng.

          Cùng với nghề làm thuốc, nhiều người, nhiều gia đình trong làng cũng sớm có chí hướng chăm lo cho sự học. Theo nhiều bậc cao niên trước đây để lại, năm 1912 trong làng đã có người chăm lo tụ tập tứ thư, ngũ kinh để đón kỳ thi hương vào năm 1915. Nhưng đến năm 1915, trường thi Thanh Hóa bị triều đình phong kiến thực dân đóng cửa, khoảng năm 1931 đến 1932, cụ Nguyễn Đức Nhưng, từ Hoằng Lộc, Hoằng Hóa vào làm gia sư của làng. Nhiều người trong làng, trong vùng theo học cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Những năm 1950-1953 gia đình cụ Vạn mời cụ giáo Vi ở Đông Thịnh, Đông Sơn làm gia sư…

          Từ sau ngày thành lập xã (1954), cùng với phát triển kinh tế của sự học, Lộc Nham luôn xuất hiện những tấm gương, những phong trào điển hình có tính chất mở đầu. Năm 1958, Hợp tác xã nông nghiệp Lộc Nham được thành lập, mở đầu cho phong trào xây dựng hợp tác xã của Đồng Lợi. Năm 1961, cố nhà giáo Nguyễn Hữu Tự (con cụ Vạn), tốt nghiệp Đại học, trở thành cử nhân đầu tiên trong làng, xã. Năm 1996, nhà giáo Nguyễn Văn Bồng là nhà giáo đầu tiên của Đồng Lợi và của cả Triệu Sơn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2000, Lộc Nham là làng đầu tiên của xã được cấp Huyện công nhận là làng văn hóa, sau đó năm 2005 lại là làng đầu tiên của xã được cấp Tỉnh công nhan là làng văn hóa. Và từ năm 1959 đến nay, giai đoạn nào Lộc Nham cũng cung cấp cho xã những cán bộ chủ chốt như Bí thư, Chủ tịch…    Dư luận trong làng trong xã, xưa nay có nhiều nhận xét khái quát cả khen và chê về đất và người của Lộc Nham: “Đất sôi có trạch”, “xanh vỏ đỏ lòng”, “gai góc mà nhân hậu”, “trí tuệ mà khiêm nhường”…

Làng Thọ Lộc: Được hình thành cách đây gần 100 năm. Ông Nguyễn Thượng Đoàn, quan Thượng thư và ông Trần Canh quê Thái Bình, quan lãnh binh dưới triều vua Khải Định (1916-1925); sau khi thôi làm quan, khoảng năm 1921, 1922, hai ông về mua lại một phần đất của Lê Văn Thế ở Nhạ Lộc rôi về quâ đưa dân vào lập ấp. Thọ Lộc thời ấy gọi là “trại quan” hoặc “ấp cụ Thượng”. Năm 1926, hai ông bán lại ấp cho bà Nguyễn Thị Huệ (tức Hàn Thanh) quê Ninh Bình. Từ đó Thọ Lộc gọi là “ấp Hàn Thanh”. Sau Cách mạng Tháng 8-1945 làng chính thức có tên là Thọ Lộc.

          Cư dân Thọ Lộc được hội tụ về từ nhiều tỉnh, nhiều vùng trong nước. Quá trình hội tụ tập trung vào 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ ngày lập ấp đến trước Cách mạng Tháng 8-1945; hầu hết là Nhân dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…Vì sinh kế phải đi theo sự “chiêu mộ” của các chủ ấp. Thời kỳ thứ 2 là trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Cũng phần lớn là đồng bào các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, trong vùng bị địch chiếm, phải tản cư vào vùng tự do theo đường lối kháng chiến của Đảng. Ở 2 thời kỳ cùng cư dân, gia đình từ các tỉnh khác đến như Nghệ An, Quảng Trị… nhưng chỉ là cá biệt. Thời kỳ thứ 3 diễn ra từ sau ngày thành lập xã, nhưng tập trung nhất vào vài chục năm gần đây. Chủ yếu là các gia đình từ các làng trong xã, do tách hộ, do nhu cầu kinh doanh, dịch vụ… và “đất tốt cò đậu” đã chuyển cư về 2 bên đường Tỉnh lộ 517, nhập cư về Thọ Lộc. Đến năm 2019, Thọ Lộc có khoảng trên 1000 nhân khẩu, của trên 30 họ tộc khác nhau.

          Trong quá trình xây dựng trại ấp, xóm làng; người Thọ Lộc cũng tự chủ, tự lập, vừa nương tựa, cố kết với nhau để vượt qua khó khăn, thử thách. Đến những năm đầu thập kỷ 1980, đất và người Thọ Lộc vẫn mang đậm những đặc điểm cú vùng đồng bằng Bắc bộ. Đồng ruộng là một vùng quanh năm ngập úng, mỗi năm chỉ cấy được một mùa lúa bấp bênh. Người nông dân phải cày cấy trong cảnh “sống ngâm da”. Và cứ xếp cày, “treo bái” là “chạy chợ”, làm hàng xáo, cắt tóc, đóng xay… làm đủ nghề để kiếm sống. Cư dân ở thành từng cụm trên những bãi ít bị úng ngập, tách biệt nhau. Đường liên gia, liên xóm chủ yếu men theo bờ ruộng, đi lại rất khó khăn. Nhà ở thì thấp, hẹp, mái lợp tranh, tường bằng đất sét nên nhiều năm mưa lụt kéo dài, nước rút, hầu hết các gia đình phải xây cất lại nhà. Trong giao tiếp thường nhẹ nhàng, khéo léo; trong đối nhân xử thế thường khiêm nhường, từ tốn. Về ngôn ngữ, khi phát âm thường có sự lẫn lộn giữa l và n ( “đi làm” nói là “đi nàm”, “ăn no” nói là “ăn lo”…), t và tr (“con trâu” nói là “con tâu”…). Tuy nhiên, nói chung người Thọ Lộc vẫn nói và viết khá chuẩn tiếng phổ thông.

          Cho đến tận những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, Thọ Lộc vẫn là làng khó khăn nhất của Đồng Lợi, từ điều kiện canh tác, đi lại đến ăn, ở, chữa bệnh, học hành…Tuy nhiên từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là sau khi trạm bơm tiêu úng được xây dựng (1993), với công sức khai phá, san cồn, lấp trũng hàng chục năm của các thế hệ người Thọ Lộc, đất Thọ Lộc đã dần hết ngập úng và trở nên màu mỡ, phì nhiêu. Nhân dân trong làng đã phát huy truyền thống tự lực, đoàn kết, năng động, đưa Thọ Lộc phát triển nhanh và đồng đều vào bậc nhất, nhì của Đồng Lợi. Sản xuất mỗi năm từ 2 đến 3 vụ bội thu; vườn rộng, rau màu, cây trái xum xuê và hầu hết trở thành hàng hóa. Số hộ và cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong xã. Quỹ của chi hội Người cao tuổi lên tới 10 tấn thóc. Nhà ngói, nhà mái bằng, nhà cao tầng thay thế cho nhà tranh tường đất. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa cao, rộng, thoáng đảng. Y tế, giáo dục phát triển mạnh… Ngoài những đóng góp chung như tất cả các làng trong 60 năm xây dựng xã Đồng Lợi (1954-2014), Thọ Lộc còn có những đóng góp riêng rất có ý nghĩa: Đó là góp phần thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ những hạn chế của từng địa phương,tiếp cận tiếng chuẩn phổ thông và đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh doanh, dịch vụ…trong xã.

Cuối thế kỷ XIX quy mô các làng trên địa bàn còn nhỏ hẹp. Các làng Lộc Nham, Thọ Lộc trên dưới 20 hộ với trên 100 khẩu; các làng Long Vân, Lộc Trạch, Quần Nham trên dưới 30 hộ với gần 200 khẩu. Mỗi làng ở tách biệt với các làng khác và gần như “khép kín” bởi những lũy tre, cồn rậm, bãi hoang. Đường qua lại giữa các làng là đường mòn men theo các cồn, bãi, bờ ruộng. Giữa các làng có nhiều khác biệt về thổ ngữ, thổ âm, về phong tục, tập quán…Từ đầu thế kỷ XIX, dưới triều vua Nguyễn Ánh (1802-1820), các làng Lộc Trạch, Lộc Nham, Long Vân, Quần Nham đã là những đơn vị hành chính, có bộ máy và con dấu riêng, trực thuộc tổng Đồng xá, huyện Nông Cống. Bộ máy quan lại của làng thời ấy gọi là Hội đồng Ngũ hương gồm: Hương bạ (người giữ sổ sách, ghi chép về ruộng đất, nhân khẩu, việc giá thú, sinh, tử); Hương bản (người thủ quỹ, giữ tiền, lúa); Hương kiểm (coi việc tuần tra, trật tự trị an); Hương mục (người phụ trách việc trông coi đê điều, đồng ruộng, đường xá, phu phen, tạp dịch). Sau này phe phen, tạp dịch, lính tráng được tách ra do một chức danh khác trông coi gọi là thương dịch. Đứng đầu Hội đồng Ngũ hương là Lý trưởng. Bên cạnh Hội đồng Ngũ hương có Hội đồng Quan viên, Hương lão. Quan viên là những người có bằng cấp, chức sắc từ hàng tổng trở lên, Hương lão là các vị từ 60 tuổi trở lên; Hội đồng này trông coi việc cúng tế, lễ hội, soạn thảo Hương ước (còn gọi là khoán ước) của làng; việc coi sóc, bảo quản đồng diền; việc tế tự, khao vọng, lễ hội, hòn tang…Hương ước được cúng trình Thần thành hoàng làng, đựng trong ống sơn son (gọi là ống khoán), đặt trên bàn thờ Thành hoàng. Hàng năm, đúng thời khắc giao thừa, trước đông đủ dân làng, trước Thành hoàng làng, Hội đồng Quan viên, Hương lão đọc bản Hương ước được thêm bớt những điều đã được dân làng bàn bạc từ trước. Hương ước được mọi thành viên trong làng coi là thiêng liêng và tự giác thực hiện. Vì vậy Hương ước cùng với Lễ hội truyền thống, các hoạt động tín ngưỡng…là những phương tiện giáo dục hiệu quả cho các thế hệ người dân của Làng.

          Trong làng có các xóm. Tên các xóm thường đặt theo phương vị (trên, dưới, trong, ngoài, giữa…), phương hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) theo hàng Can trong kinh dịch (Giáp, Ất, Bính, Đinh…), hoặc tên gọi của cây cối, công tình xây dựng (Xóm cây Đa, cây Tôi, xóm Đình, xóm Chùa…) của làng. Một số làng có xóm trại (một số gia đình tách hộ hoặc  mới nhập cư ở trên khu đất tách biệt nhưng không xa làng). Ở mỗi làng thường có 1, 2 cống làng được làm bằng gạch hoặc gỗ, tre; có 1, 2 giếng đất, nơi lấy nước ăn, uống của làng; có đình làng, nơi hội họp của làng, nơi làm việc của Hội đống Ngũ Hương…; có đền, nghè thời các vị Thành hoàng, Thổ công…của Làng. Bên cổng làng thướng có điếm canh. Bên cổng làng, đình làng, giếng làng…có những cây cổ thụ (thường là đa, gạo, trôi, xanh…) to, cao, xum xuê, tỏa bóng cả một vùng. “Cây đa, giếng nước, mái đình” đã đi vào ký ức, văn chương, làm nên tình yêu, nỗi nhớ đối với làng xóm quê hương mỗi lúc đi xa của bao thế hệ người dân của các làng trên địa bàn Đồng Lợi. Những hình ảnh là biểu tượng cho làn quê như thế còn mãi đến những năm 1950, 1960 của thế kỷ trước.

          Đời sống của nhân dân các làng trên địa bàn Đồng Lợi xưa rất nghèo. Ở thì hầu hết là nhà tranh, vách đất; mỗi làng chỉ có vài ba gia đình có nhà gỗ, lợp ngói, tường gạch; ăn thì quanh năm thiếu, đói, nhất là những tháng giáp hạt, những năm mất mùa vì hạn hán, bão lụt, sâu keo phá hoại. Bất công xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Làng nào cũng vật, vài ba chục hộ với năm, bảy chục lao động hoặc cả trăm lao động, từ trẻ đến giá phải cày thuê, cuốc mướn, làm tá điền cho vài gia đình địa chủ, quan phong kiến trong làng. Cũng như mọi làng quê khác trên đấy nước dưới thời thực hiện phong kiến, những người dân cày nghèo ở Đồng Lợi còn phải gánh chịu hàng trăm thứ thuế, lệ, phu phen, tạp dịch…mà phi lý, nghiệt ngã nhất là thuế thân-thuế đánh vào đầu người. Hàng năm cứ vào “tháng ba ngày tám” là tất tưởi chạy ăn; vào “mùa sưu thuế” thì đôn đáo cầm cố, vay mượn…Bệnh dịch thì hoành hành, 3 năm, 5 năm một trận, không tả lỵ, đậu mùa thì sốt rét, dịch hạch…Trên 90% dân số trong các làng mà chữ. Những gia đình giàu có cũng ít quan tâm cho con cháu học hành. Số người theo học chữ Hán ở mỗi làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vào năm 1912, 1913 có một vài người tầm sư tu luyện kinh, sách để tham dự kỳ thi Hương vào cuối năm 2015. Nhưng năm 2015, các trường thi Thanh Hóa, Nam Định bị đóng cửa. Số người theo học chữ Quốc ngũ cũng không nhiều hơn số người học chữ Hán. Đời sống vật chất nghèo thiếu, đói khổ, dân trí thấp, theo đó là tâm lý mê tín, tập tục lạc hậu đè nặng lên đời sống tinh thần của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám 1945.

2.  Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu gia phả, thần phả, bia kí, sắc phong, lệnh chỉ và truyền thuyết dân gian, chúng ta có thể biết khá rõ về thời gian xuất hiện của các dòng họ và cư dân trên từng vùng đất cùng với sự ra đời của các trang, ấp, đồn điền, hương, giáp.

Đồng Lợi, một xã có nền văn hóa phát triển lâu đời; mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hóa, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại; đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của người Đồng Lợi hôm nay. Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hóa của địa phương vẫn tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân Đồng Lợi, vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến năm 2019, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, qua truyền thuyết từ bao đời nay cho thấy văn hóa dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, truyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục tập quán, đời sống tinh thần khá phong phú của người Đồng Lợi - cư dân của nền văn minh lúa nước; đây là thời kỳ cả 3 hệ tư tưởng nho, phật, lão, tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Như vậy Đồng Lợi cũng là vùng đất có nền kinh tế nông nghiệp phát triển và là vùng đất cổ ngàn nưa, mặc dù không có những nhà khoa bảng nổi tiếng nhưng người dân đã đóng góp sức mình vào việc khai phá và phát triển vùng đất quê hương thành một vùng đất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

 Xưa kia, do điều kiện xã hội và chính sách chia để trị của bọn thực dân, phong kiến, cuộc sống của người dân thường khép kín sau luỹ tre làng, vì vậy mỗi làng đều có nét văn hoá riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, văn hoá dân gian ở đây tương đối đồng nhất do cùng có chung nguồn gốc là văn hoá Đông Sơn, vừa mang đặc điểm địa phương, vừa có sự hoà trộn, giao thoa với các địa phương trong vùng. Một mặt, có thể do sự du nhập các dòng họ từ ngoài Bắc vào các vùng quê đến đây sinh cơ, lập nghiệp, mặt khác, văn hóa Đồng Lợi chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng do giao thoa văn hóa mang lại. Qua lao động, bằng bàn tay khối óc của mình, người Đồng Lợi đã tạo nên nhiều công trình văn hóa đặc sắc. Trước kia về bất cứ làng nào trong xã cũng bắt gặp các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa như đình, chùa, nghè, miếu, bia đá...

3.  Truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm

Là vùng đất vốn có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng dũng cảm, sáng tạo trong lao động của nhân dân Đồng Lợi đã trở thành truyền thống. Bằng sức lực, trí tuệ của mình qua nhiều năm tháng gian khổ, nhân dân nơi đây đã biến núi rừng hoang vu rậm rạp thành lớp lớp vòng ruộng xanh rờn ngô, sắn; biến những đầm lầy, gò, bãi rậm rạp thành những tràn ruộng, ao hồ... phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, bà con Đồng Lợi còn làm các nghề thủ công khác như khai thác, chế biến lâm sản, dược liệu; thêu dệt các mặt hàng; có từng nhóm gia đình làm nghề thợ mộc, thợ nề, đóng cối xay, nung gạch, nung vôi, thợ rèn chế ra các công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt từ sắt, đồng, mây, tre, nứa... trong lao động biết khai thác tự nhiên, người dân đã tạo ra nhiều đồ vật quý có giá trị trong cuộc sống.

Bên cạnh nghề thủ công, nhân dân Đồng Lợi trước đây còn có nghề săn bắn và khai thác lâm sản; tuy không phải là nguồn sống chính, nhưng được kết hợp với sản xuất bảo vệ mùa màng và làm thực phẩm trong từng gia đình để cải thiện cuộc sống; đồng thời do lâm sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên việc khai thác, chuyên chở lâm sản cũng là một trong những nghề nổi bật ở đây, góp phần làm cho nền kinh tế thêm đa dạng, phong phú.

Truyền thống đoàn kết, lao động cần cù là bản chất đặc trưng của cư dân nông nghiệp; để đảm bảo cho việc thâm canh lúa nước, từ xa xưa nhân dân đã chú ý đến việc làm thủy lợi; Qua nhiều thế hệ họ đã tạo ra những công trình thủy lợi thích hợp với địa thế ruộng đất; họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp bai, đập làm xa guồng nước và bắc ống dẫn nước vào ruộng để sản xuất lúa nước, hoa màu.

Với truyền thống lao động Nhân dân Đồng Lợi đã góp phần xây dựng khối đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đoàn kết ngày càng được tăng cường, củng cố tạo thành sức mạnh cộng đồng cư dân sinh sống để Đồng Lợi vươn lên xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Truyền thống hiếu học

Cùng với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, từ xưa, Nhân dân Đồng Lợi đã có một truyền thống hiếu học, coi trọng những người học hành, đỗ đạt cao. Phát huy, truyền thống của cha ông, các thế hệ con em Đồng Lợi có nhiều người thành đạt, hiển danh được xã hội ghi nhận; nhiều con em của xã là những thạc sỹ, cử nhân đang công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp (Có danh sách cuối cuốn lịch sử này).

Công tác giáo dục ở Đồng Lợi rất được chú trọng, nhiều thành tích giáo dục ngày càng nổi bật, mỗi năm trên địa bàn xã có từ 10 -20 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, xứng đáng với sự vun đắp của biết bao thế hệ cha anh đi trước.

Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm

Nhân dân Đồng Lợi qua các thế hệ nối tiếp nhau cùng nhân dân cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm; tình yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng, phát triển và hun đúc thành truyền thống quý báu của các thế hệ. Từ xưa, vùng đất Triệu Sơn nói chung, Đồng Lợi nói riêng đã trở thành căn cứ địa trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân cư ở Đồng Lợi kéo dài qua nhiều thế kỉ; có làng hình thành từ trước thế kỉ X như Làng Quần Nham, làng Lộc Trạch, làng Long Vân, làng Lộc Nham…... Xã Đồng Lợi, đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi, luôn gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã nhà; Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, nhân dân Đồng Lợi đã đoàn kết một lòng nên đã tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, đó là cội nguồn sức mạnh để lớp lớp người Đồng Lợi viết nên những truyền thống tốt đẹp của quê hương. 

Tư liệu sưu tầm

Lịch sử hình thành của Xã Đồng Lợi

Đăng lúc: 01/10/2021 07:18:00 (GMT+7)

Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, trên địa bàn xã Đồng Lợi đã hình thành một cộng đồng dân cư của các thôn Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham. Theo các Gia phả ghi chép và theo cách tính thời gian ứng với các thế hệ, các đời, các dòng họ được xác định là có mặt đầu tiên ở các thôn thì các dòng họ này được sinh sống trên đất Đồng Lợi cách đây khoảng trên dưới 250 năm.

20210927_134541.jpg

1. Quá trình hình thành làng, xã

          Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, trên địa bàn xã Đồng Lợi đã hình thành một cộng đồng dân cư của các thôn Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham. Theo các Gia phả ghi chép và theo cách tính thời gian ứng với các thế hệ, các đời, các dòng họ được xác định là có mặt đầu tiên ở các thôn thì các dòng họ này được sinh sống trên đất Đồng Lợi cách đây khoảng trên dưới 250 năm.

          Trong cuốn sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra, được biên soạn vào khoảng năm 1810, dưới triều vua Gia Long (1802-1819) thì 4 thôn: Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân và Lộc Nham đã là 4 đơn vị hành chính cấp làng thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.. Cuốn sách còn ghi khá chi tiết về các thôn như: “thôn Quần Nham thuộc xã Cam Lộ”, thôn Long Vân được gọi là “Thì Du”, các thôn Lộc Trạch, Lộc Nham được chú tích là “x㔠“Lộc Trạch”, “x㔠“Lộc Nham” (xem các trang 116, 380, 439, 525-SĐD-NXBKHXH-HN-1984) 6.

          Đến đầu thế kỷ XX, vào năm 1921, 1922, thôn Thọ Lộc được hình thành. Ông Nguyễn Đoàn quê Hải Dương và ông Trần Canh quê Thái Bình làm quan dưới triều Khải Định (1916-1925); khi thôi quan hai ông về mua một phần đất của Cai Nhạ ở Nhạ Lộc (nay thuộc Đồng Thắng) rồi về quê chiêu mộ dân trong họ, trong làng vào lập ấp, trại. Thọ Lộc thời ấy thường gọi là Trại Quan hoặc “Ấp Cụ Thượng”. Năm 1926, hai ông bán lại ấp cho bà Mai Thị Huệ, tức Hàn Thanh, quê Ninh Bình. Đến trước cách mạng tháng 8-1945, Thọ Lộc vần thường được gọi là “Ấp Hàn Thanh”.

          Trên địa bàn Đồng Lợi từ thế kỷ XIX đã có 4 thôn, 4 đơn vị hành chính và đến đầu thế kỷ XX là 5 thôn, 5 đơn vị hành chính trực thuộc tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống. Trước cách mạng tháng 8-1945, huyện Nông Cống có 10 tổng (Văn Xá, Cao Xá, La Miệt, Văn Đồn, LẠc Thiên (ở phía nam) và Đô Xá, Đồng Xá, Cổ Định, Hữu Định, Lai Triều (ở phía bắc). Tổng Đồng Xá lúc đó có 24 làng ( 4 làng Nga, 3 làng Niệm và các làng: Hòa Triều, Quần Thanh, Quần Trúc, Doãn Thái, Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân, Lộc Nham, Thọ Lộc, Nhạ Lộc, Xuân Nhai, Đồng Lĩnh, Đại Đồng, Đồng Vinh, Đồng Xá và Trúc Chuẩn. Cách mạng tháng 8-1945 thành công, đơn vị hành chính cấp tổng bị xóa bỏ, 5 làng phía Tả Ngạn sông Hoàng (Đồng Xá, Đồng Vinh, Đại Đồng, Xuân Nhai, Đồng Lĩnh) thành lập xã Đồng Xuân; các làng phía hữu ngạn sông Hoàng (Trúc chuẩn, Nhạ Lộc, Thọ Lộc, Lộc Nham, Long Vân, Lộc Trạch và Quần Nham thành lập xã Nhật Tiến. Đầu năm 1946, 2 xã Đồng Xuân và Nhật Tiến tháp nhập thành xã Đồng Tiến. Từ năm 1946 đến năm 1953, huyện Nông Cống có 15 xã lớn (Hợp Tiến, Tứ Dân, Minh Nông, An Nông, Khuyến Nông, Đồng Tiến, Tân Ninh, Tân Phúc, Trung Chính, Tế Lợi, Hoàng Sơn, Minh Khôi, Vạn Thiện, Công Chính, Thăng Bình). Cuối năm 1953, đầu năm 1954, huyện Nông Cống có chủ trương phân định lại địa giới và chia tách 15 xã lớn thành 44 xã nhỏ. Xã Đồng tiến chia tách thành 3 xã: Đồng Tiến, Đồng Thắng và Đồng Lợi. Xã Đồng Lợi được thành lập từ đó với 5 thôn, lúc này gọi là làng: Quần Nham, Lộc Trạch, Long Vân, Lộc Nham, Thọ Lộc.

          Năm 1965, huyện Nông Cống chia tách thành 2 huyện. Nông Cống gồm 24 xã ở phía nam Nông Cống cũ, cộng với 7 xã tách ra từ huyện Tỉnh Gia; huyện Triệu Sơn gồm 20 xã phía bắc Nông Cống cũ, cộng với 13 xã tách ra từ huyện Thọ Xuân.

          Từ năm 1965 đến nay xã Đồng Lợi là một đơn vị hành chính trực thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

          Để thuận tiện cho công tác tổ chức, quản lý, năm 1994, làng Long Vân chia thành 2 thôn: Long Vân và Thịnh Vượng. Năm 2000 làng Quần Nham tách thành Quần Nham 1 và Quần Nham 2; Lộc Trạch tách ra thành Lộc Trạch 1, Lộc Trạch 2; Long Vân và Thịnh Vượng đổi thành Long Vân 1 và Long Vân 2; các thôn Lộc Nham, Thọ Lộc giữ nguyên. Từ đó Đồng Lợi có 8 thôn: Quần Nham 1, Quần Nham 2; Lộc Trạch 1, Lộc Trạch 2; Long Vân 1, Long Vân 2; Lộc Nham, Thọ Lộc. Tuy nhiên các thôn 1, 2 vẫn mang những đặc điểm chung và thành truyền thống của Làng.

Làng Quần Nham: Trong cuốn sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (đã dẫn ở trên), được biên soạn cách đây 200 năm, có ghi: thôn Quần Nham thuộc Cam Lộ, tổng Đồng Xá, huyện Nông Cống (Cam Lộc tức là “Cam Lộ tứ quần”, còn gọi là tứ cồn, gồm Quần Triều, Quần Thanh, Quần Trúc và Quần Nham, đến thời Minh Mạng, Quần Triều đổi thành Hòa Triều)6. Làng Quần Nham nằm ở phía tây của xã, tiếp giáp với các làng Quần Trúc, Doãn Thái thuộc xã Khuyến Nông. Là làng lớn nhất của xã Đồng Lợi, Quần Nham có khoảng 470 hộ, gần 1850 khẩu. Hai dòng họ lớn nhất của làng là họ Nguyễn Văn (khoảng 260 hộ, trên 970 khẩu) và học Nguyễn Đình (gần 140 họ, trên 600 khẩu). Tiếp đó là các họ Nguyễn Xuân, Lê Ngọc, Lê Văn, Phạm Văn…Quần Nham cũng là làng duy nhất trong xã có gần 10 hộ dân theo đạo Thiên Chúa; bà con giáo dân luôn đoàn kết, hòa đồng với nhân dân trong làng và thực sự là những gia đình giáo dân kính chúa yêu nước. Từ trước cách mạng tháng 8-1945 đến những thập niên 1970, 1980, nghề phụ của làng chủ yếu là “nghề  sơn tràng”. Những tháng nông nhàn hằng năm, những năm mất mùa thì gần như cả năm, hàng chục trai tráng trong làng, họp thành từng đoàn, từng tốp, mỗi tốp 5,7 người trở lên, rủ nhau lên các vùng rừng Như Xuân, Ngọc Lặc, Thường xuân…chặt luồng, nứa, củi… đóng bè theo các dòng sông Chum, sông Mực trở về xuôi bán. Mỗi chuyến đi kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng. Mùa kho thì mắc cạn chờ mưa; mùa mưa gặp những trậ lũ lớn, lênh đênh sông nước, thác ghềnh hết sức nguy hiểm. Có lẽ đặc điểm của nghề phụ này đã góp phần làm nên giọng nói ồm ồm đầy nội lực, tính bộc trực, gan góc “ăn to nói lớn” và sự chân thật, cưu mang “sống chết có nhau” của người Quần Nham.

Cho đến thế kỷ XX, sản xuất, đời sống, nhất là việc học hành của con em ở Quần Nham vẫn thuộc diện khó khăn nhất so với các làng trong xã. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI, nhất là trên dưới 10 năm qua, Quần Nham có bước phát triển ngoạn mục, bứt phá cả về kinh tế, đời sống và giáo dục, nhanh vào loại nhất, nhì của xã Đồng Lợi. Mỗi năm trung bình có 5, 7 nhà kiên cố, cao tầng mọc lên, có trên dưới 10 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Quần Nham là làng duy nhất của Đồng Lợi còn bảo tồn, tồn tại một cụm di tích gồm: một giếng làng, một chùa cổ, một cây cổ thụ tọa lạc ở phía tây của làng. Giếng làng thường gọi là “giếng méo”, có lẽ do miệng giếng có hình bầu dục lệch; giếng có độ sâu 5,6 mét, nước giếng hầu như trong và đầy quanh năm. Chùa của làng được gọi là “Chùa Hang”. Chùa và giếng được tôn tạo từ năm…………Chưa hiểu vì sao chùa có tên là “Chùa Hang” và Quần Nham trước đây cũng được gọi là làng hang. Sừng sững, uy nghị giữa giếng Méo ở phía tây và Chùa Hang ở phía đông là một cây trôi đại thụ. Thân cây cao trên dưới 20 mét, phần gốc cách mặt đất khoảng 1 mét, có chu vi 8,9 mét; cành, tán rộng vươn ra 4 phía có khoảng trên dưới 70 mét, phủ bóng mát, như che chở cho gần khắp giếng Méo, Chùa Hang, làm nên một cảnh quan giàu màu sắc tâm linh, nổi bật lên giữa một vùng như biểu tượng của vẻ đẹp và sức sống của làng. Hiện chưa xác định được niên đại của giếng Méo, chùa Hang, cây trôi; tuy nhiêm cây trôi đại thụ xứng đáng được xếp hạng “cây di sản” cần được bảo vệ, chăm sóc.

 

Theo các vị cao niên ở xã Đồng Lợi và xã Khuyến Nông, trước đây chưa xa, phía tây làng Quần Nham, từ giáp các làng Quần Trúc (Khuyến Nông), Lai động (Thái Hòa) men bờ tả ngạn sông Nổ Hẻn kéo xuống gần Tỉnh lộ 517, còn có làng Thổ Ngõa. Không hiều vì sao và vào thời điểm cụ thể nào cả làng đã tiêu vong, không còn một ai, chỉ còn lại nhiều dấu vết: nền nhà, tường nhà, giếng nước…

Làng Lộc Trạch: Nằm ở phía tây nam xã Đồng Lợi. Một thời gian ngắn trước đây làng còn có tên gọi là Trung Thành. Làng có gần 20 dòng họ lớn nhỏ với trên 300 hộ và khoảng 1400 khẩu. Những dòng họ lớn có gần 200 khẩu trở lên như họ Mai Văn (gần 300 khẩu), họ Phạm Văn (trên dưới 260 khẩu), họ Hoàng Văn (trên  200 khẩu), họ Trần Quang (gần 200 khẩu)…

          Theo lời khai của các bậc cao niên trong làng, xưa kia vì những lý do khác nhao mà nhiều dòng họ…từ những vùng địa lonh nhân kiệt trong tỉnh, trong nước đã chuyển cư về đất Lộc Trạch. Theo gia phả chép tay và lời kể của cụ Mai Văn Dòng (trên 70 tuổi) thì những gười đầu tiên của họ Mai Văn từ Nghệ An, trong đoàn quân của Quang Trung-Nguyễn Huệ, trên đường tiến ra Bắc hoặc sau khi thắng trận, từ ngoài Bắc trở về (vào các năm 1786 và 1788), đã định cư trên đất Lộc Trạch. Theo cụ Trần Quang Khanh (97 tuổi) thì họ Trần Quang từ Bắc Ninh chuyển về, đến cụ là đời thứ tư (tức là khoảng trên 150 năm). Họ Trần Viết, theo cụ Trần Viết Lừng (trên 80 tuổi) cho biết vốn từ Thọ Xuân chuyển về Lộc Trạch cách đây khoảng trên 100 năm…Dù có nguồn cội từ nhiều vùng quâ khác nhau và hội tụ về vào nhiều thời điểm khác nhau, các dòng họ trên đất Lộc Trạch đã chung lưng, đấu cật, xây dựng làng xã và hun đúc nên những truyền thống quý báu: bền bỉ và lạc quan trong lao động và tranh đấu; thân ái và chân thành trong tình làng, nghĩa xóm và nếp sống cộng đồng.

          Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, Lộc Trạch có những đội hát chèo, hát tuồng khá nổi tiếng trong xã, trong vùng. Từ xưa đến trước những năm 1954-1955, Vị thần được thờ làm Thần Hoàng của làng Lộc Trạch là thần Cao Sơn, một vị thiên thần được tôn thời từ cổ xưa ở nhiều làng trong tỉnh Thanh Hóa và trong nước. Trước đây, các sự vật, hiện tượng có tên là “cao”, người Lộc Trạch thường nói là “kiêu”, để tránh phạm húy (tên của vị thần).

          Lộc Trạch là làng duy nhất của xã Đồng Lợi có núi và có “quán”. Núi Trặc nằm ở vùng đất tận cùng của làng, phía hữu ngạn sông Nổ hẻn, tiếp giáp với phần đất của xã Tân Ninh ở phía tây và xã Tân Phúc, huyện Nông Cống ở phía nam. Trước đây nhiều làng thuộc xã Đồng Lợi, Tân Ninh, Tân Phúc…còn lưu truyền câu chuyện Ông Nưa khổng lồ gánh núi. Chuyện kể rằng, ông gánh 2 trái núi từ Na Sơn (núi Nưa) về Nghiêu Sơn (núi Ố); đến giữa đường đòn gánh bị gãy. Ông vào làng (không rõ là làng nào) mượn đòn gánh khác. Ông gặp một nhà có giỗ mời ông uống rượu. Khi ông trở trở vệ thì hai trí núi đã bám sâu vào đất, không nâng lên được. Vì thế dân trong vùng gọi là núi Trặc (trục “trặc”, do gãy đòn gánh). Tuy nhiên là truyện dân gian nên mỗi làng, mỗi vùng có cách kể với những chi tiết khác nhau.

          Quán Lộc Trạch ra đời vào khoảng thời gian sau khi làng Thọ Lộc được thành lập, “đường cái mới”, nay là tỉnh lộ 517 hình thành, mỏ crômite ở Cổ Định được phát hiện (1923). Từ sau năm 1930, kho mỏ crômite được bắt đầu khai thác “quán” mới nhộn nhịp dần lên. Trong thời kháng chiến chống Pháp và những năm 1955-1965 quán Lộc Trạch là nơi giao thương mua bán khá sầm uất. Tuy nhiên từ những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đến suốt thời bao cấp, quán trở nên vắng vẻ. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là gần 20 năm qua, quán Lộc Trạch không chỉ còn bó hẹp trên địa bàn Lộc Trạch mà đã mở rộng, kéo dài gần 1 km trên đường 517 xuyên suốt địa bàn Đồng Lợi và trở thành một trung tâm phát triển kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp của Đồng Lợi và cả khu vực.

Năm 1961, khi đào đất tại khu đồng của Lộc Trạch giáp với vùng Mã Tre của Long Vân, phát hiện một hòm hình thuyền mai táng người chết. Loại hòm này xuất hiện từ thế kỷ XVI, không rỏ chủ nhân của chiếc hòm ấy là ai ? ở đâu ? hiện còn chờ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Làng Long Vân: Trước đây có nhiều tên gọi. Trong sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” ghi là Thì Du. Trong cuốn “Địa chí Triệu Sơn” chép: “Thời Đồng Khánh (1885-1888) có tên là thôn Vân Du thuộc Đa Lộc và từ sau cách mạng tháng 8-1945 đổi là Long Vân”. Ngoài ra có thời gian còn được gọi là Thời Du, Long Vân . Làng có gần 10 dòng họ với khoảng trên 1430 khẩu, số dân đôgn thứu 2 sau làng Quần Nham. Trong đó họ Lê Văn có gần 160 hộ với trên 570 khẩu, họ Vũ Đình trên 80 hộ với trên 330 khẩu, họ Lê Sỹ gần 70 hộ, trên 180 khẩu, họ Nguyễn Văn gần 50 hộ, gần 180 khẩu…Theo gia phả mới được lưu chép lại và theo cách tính của các bậc cao niên thì các dòng họ Lê Văn, Vũ Đình, Lê Sỹ…đã sinh sống trên đất Long Vân đến nay là đời thứ 6 (với người cao tuổi nhất) và đời thứ 9 (với người trẻ tuổi nhất), tức là khoảng trên 200 năm. Hầu hết các dòng họ đều chưa xác định chính xác là từ đâu chuyển về Long Vân và chuyển về vào thời điểm nào. Theo cụ Nguyễn Văn Thượng, trên 80 tuổi thì họ Nguyễn Văn từ Hà Tĩnh chuyển ra Long Vân cách đây khoảng trên dưới 200 năm.

          So với các làng trong xã, về vị trí, Long Vân ở trung tâm của xã, về địa hình, Long Vân có đất ở và đất canh tác tương đối bằng phẳng hơn cả. Trên bình diện Địa dư học, Long Vân có thể là một trong những làng được hình thành sớm nhất trên đất Đồng Lợi.

          Đan lồng là nghề phụ lâu đời của Long Vân. Nghề này do dân làng sáng tạo ra hay được du nhập từ đâu, vào thời điểm nào, ai du nhập, ai là tổ nghề…chưa ai biết rõ và chưa thấy có sách nào ghi lại. Tuy nhiên cách đây gần 100 năm, trong cuốn sách nghiên cứu về Thanh Hóa, xuất bản năm 1929, bằng tiếng Pháp, của một học giả Người Pháp tên là Sác-lơ-rô-béc-Ranh được ghi bằng một dòng ngắn gọn: “…Làng Long Vân (tổng Đồng Xá) đan lồng gà, làng Lượng Định (tổng Cổ Định) đan bồ…” (tr 462). Thực ra làng Long Vân không chỉ đan lồng, lồng tròn, lồng úp để nhốt gà, mà còn đan cả xọt, dành, rế…Từ trước cách mạng tháng 8-1945 đến thời bao cấp, những tháng nông nhàn, những năm mất mùa, hơn nữa số dân trong làng làm nghề đan lồng; nghề đan lồng là trụ đỡ về kinh tế, đời sống của nhân dân trong làng. Người Long Vân không chỉ bán lồng ở các chợ lân cận như chợ Gốm, chợ Nưa mà còn bán ở các chợ xa như chợ Mục, chợ Ngẵn, thậm chí còn đi cả chợ Thượng (chợ huyện của Nông Cống cũ), chợ tỉnh (chợ Vườn hoa thành phố Thanh Hóa).

          Bài ca dao xưa tương truyền là của người Long Vân còn lưu truyền đến nay:

Những người áo rách, nón cời

Chân đi tập tểnh là người Thời Du

          Đó là lợi tự thán thật hóm hỉnh nhưng rất thực của những người trên đường đi bán lồng các chợ xa về.

          Từ giọng điệu của lời nói đến tập tục và cahs ứng xử, người Long Vân có những nét rất riêng. Thong lời nói, những tiếng chứa đựng nhiều sắc thái tình cảm, ý nghĩ…thường được  nhấn giọng, kéo dài; có khi kéo dài quá mức bình thường, được coi là “đại giọng”. Trong quan hệ xóm giềng thường “chín bỏ làm mười”, lấy chữ “hòa” làm trọng, “hòa vi quý” và giầu tính tương thân tương ái. Một gia đình sửa lại, lợp lại nhà, những gia đình khác trong xóm, trong làng không chỉ góp công sức mà còn ai có gì mang nấy, từ buồng chuối, lá trầu, mớ rau, bò gạo…giúp đáp vô tư. Tập tục đó kéo dài suốt một thời nghèo thiếu từ xa xưa đến mãi gần đây. Về đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ người Long Vân cũng có những gương tiêu biểu. Trong “tuần lễ vàng” (1945-1946) và trong cuộc vận động mua “Công phiếu kháng chiến” (1948), Long Vân có gia đình cụ Đoàn Chiên đoạt “vé quán quân” được Chính Phủ ghi công, tôn vinh và cụ……………..làng Long Vân là người đầu tiên trong xã Đồng Lợi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là nét đẹp truyền thống, là niềm tự hào của Làng.

Làng Lộc Nham: Là làng nhỏ nhất về số dân so với các làng trên đất Đồng Lợi. Xưa kia làng còn có tên gọi là Bái Nham rồi Phúc Nham. Trước cách mạng tháng 8-1945, làng chỉ có vài chục hộ với không đến 100 khẩu. Sau ngày thành lập xã (1954), làng có trên 30 hộ khoảng 150 khẩu. Hiện nay, mặc dù đã có 40 hộ với trên 160 khẩu từ làng Long Vân chuyển về, nhưng số hộ (189), số khẩu (664) vẫn là ít nhất so với các làng trong xã. Trước đây Lộc Nham được coi là “làng một họ”. Từ xa xưa cho đến những năm 1960-1965, làng có 3 họ. Họ Nguyễn Văn và họ Ngô Bá, mỗi họ chỉ có 3 chi tộc, cũng là 3 gia đình với trên dưới 30 khẩu. Còn lại là họ Nguyễn Đình. Đến năm 2020, làng có trên 10 dòng họ. Nhưng họ Nguyễn Đình vẫn chiếm trên dưới 70% số hộ (103/159) và số khẩu (497/664). Theo cách tính của các bậc cao niên và theo gia phả mới được lưu chép lại của một số gia tộc thì cả 3 dòng họ Nguyễn Đình, Nguyễn Văn và Ngô Bá đã dinh sống trên đất Lộc Nham đến nay là đời thứ 6 (nếu tính đến người ít tuổi nhất là đời thứ 9), tức là khoảng trên 200 năm.

          Vị thần hoàng được tôn thờ trong nghè của làng xưa có tên là Hoàng Nghĩa. Một vị nhân thân, khi sống, chuyên đi ăn mày, ăn xin để cưu mang, giúp đáp người hoạn nạn, mồ côi…Tương truyền nghè của làng rất thiêng. Cả làng có một giếng đất lớn. Nước giếng quanh năm trong suốt và không bao giờ cạn. Đình làng không lớn, nhưng sân trước, sân sau của đình khá rộng. Sân đình và khu đất mạ trước đình làng xưa vào dịp vào dịp lễ, tết, là nơi tổ chức lễ hội với những trò diễn, trò chơi truyền thống của làng như: Hát chèo, tuồng; đánh bài điểm, kéo co, chọi cù… Tuy nhiên đình làng, giếng làng và nghè của làng ngày nay chỉ còn trong ký ức của lớp người 70 đến 75 tuổi trở lên. Vì từ lâu đã trở thành phế…….

          Làm thuốc, chữa bệnh, cứu người là nghề truyền thống có tiếng của Lộc Nham. Từ thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc cam trẻ em đến thuốc tây, ở thời nào từ xa xưa đến gần đây đều có những phương thuốc, thầu thuốc nổi tiếng trong vùng. Riêng thuốc cam trẻ em, thường goi là “thuốc cam Cụ Vịnh”, nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8-1945. Hiện nay con, cháu hậu duệ đời thứ 3, thứ 4 của cụ vịnh vẫn nhiều người nối nghiệp và phương thuốc vẫn được nhiều người ở khắp nơi tin dùng.

          Cùng với nghề làm thuốc, nhiều người, nhiều gia đình trong làng cũng sớm có chí hướng chăm lo cho sự học. Theo nhiều bậc cao niên trước đây để lại, năm 1912 trong làng đã có người chăm lo tụ tập tứ thư, ngũ kinh để đón kỳ thi hương vào năm 1915. Nhưng đến năm 1915, trường thi Thanh Hóa bị triều đình phong kiến thực dân đóng cửa, khoảng năm 1931 đến 1932, cụ Nguyễn Đức Nhưng, từ Hoằng Lộc, Hoằng Hóa vào làm gia sư của làng. Nhiều người trong làng, trong vùng theo học cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Những năm 1950-1953 gia đình cụ Vạn mời cụ giáo Vi ở Đông Thịnh, Đông Sơn làm gia sư…

          Từ sau ngày thành lập xã (1954), cùng với phát triển kinh tế của sự học, Lộc Nham luôn xuất hiện những tấm gương, những phong trào điển hình có tính chất mở đầu. Năm 1958, Hợp tác xã nông nghiệp Lộc Nham được thành lập, mở đầu cho phong trào xây dựng hợp tác xã của Đồng Lợi. Năm 1961, cố nhà giáo Nguyễn Hữu Tự (con cụ Vạn), tốt nghiệp Đại học, trở thành cử nhân đầu tiên trong làng, xã. Năm 1996, nhà giáo Nguyễn Văn Bồng là nhà giáo đầu tiên của Đồng Lợi và của cả Triệu Sơn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 2000, Lộc Nham là làng đầu tiên của xã được cấp Huyện công nhận là làng văn hóa, sau đó năm 2005 lại là làng đầu tiên của xã được cấp Tỉnh công nhan là làng văn hóa. Và từ năm 1959 đến nay, giai đoạn nào Lộc Nham cũng cung cấp cho xã những cán bộ chủ chốt như Bí thư, Chủ tịch…    Dư luận trong làng trong xã, xưa nay có nhiều nhận xét khái quát cả khen và chê về đất và người của Lộc Nham: “Đất sôi có trạch”, “xanh vỏ đỏ lòng”, “gai góc mà nhân hậu”, “trí tuệ mà khiêm nhường”…

Làng Thọ Lộc: Được hình thành cách đây gần 100 năm. Ông Nguyễn Thượng Đoàn, quan Thượng thư và ông Trần Canh quê Thái Bình, quan lãnh binh dưới triều vua Khải Định (1916-1925); sau khi thôi làm quan, khoảng năm 1921, 1922, hai ông về mua lại một phần đất của Lê Văn Thế ở Nhạ Lộc rôi về quâ đưa dân vào lập ấp. Thọ Lộc thời ấy gọi là “trại quan” hoặc “ấp cụ Thượng”. Năm 1926, hai ông bán lại ấp cho bà Nguyễn Thị Huệ (tức Hàn Thanh) quê Ninh Bình. Từ đó Thọ Lộc gọi là “ấp Hàn Thanh”. Sau Cách mạng Tháng 8-1945 làng chính thức có tên là Thọ Lộc.

          Cư dân Thọ Lộc được hội tụ về từ nhiều tỉnh, nhiều vùng trong nước. Quá trình hội tụ tập trung vào 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ ngày lập ấp đến trước Cách mạng Tháng 8-1945; hầu hết là Nhân dân các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…Vì sinh kế phải đi theo sự “chiêu mộ” của các chủ ấp. Thời kỳ thứ 2 là trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Cũng phần lớn là đồng bào các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, trong vùng bị địch chiếm, phải tản cư vào vùng tự do theo đường lối kháng chiến của Đảng. Ở 2 thời kỳ cùng cư dân, gia đình từ các tỉnh khác đến như Nghệ An, Quảng Trị… nhưng chỉ là cá biệt. Thời kỳ thứ 3 diễn ra từ sau ngày thành lập xã, nhưng tập trung nhất vào vài chục năm gần đây. Chủ yếu là các gia đình từ các làng trong xã, do tách hộ, do nhu cầu kinh doanh, dịch vụ… và “đất tốt cò đậu” đã chuyển cư về 2 bên đường Tỉnh lộ 517, nhập cư về Thọ Lộc. Đến năm 2019, Thọ Lộc có khoảng trên 1000 nhân khẩu, của trên 30 họ tộc khác nhau.

          Trong quá trình xây dựng trại ấp, xóm làng; người Thọ Lộc cũng tự chủ, tự lập, vừa nương tựa, cố kết với nhau để vượt qua khó khăn, thử thách. Đến những năm đầu thập kỷ 1980, đất và người Thọ Lộc vẫn mang đậm những đặc điểm cú vùng đồng bằng Bắc bộ. Đồng ruộng là một vùng quanh năm ngập úng, mỗi năm chỉ cấy được một mùa lúa bấp bênh. Người nông dân phải cày cấy trong cảnh “sống ngâm da”. Và cứ xếp cày, “treo bái” là “chạy chợ”, làm hàng xáo, cắt tóc, đóng xay… làm đủ nghề để kiếm sống. Cư dân ở thành từng cụm trên những bãi ít bị úng ngập, tách biệt nhau. Đường liên gia, liên xóm chủ yếu men theo bờ ruộng, đi lại rất khó khăn. Nhà ở thì thấp, hẹp, mái lợp tranh, tường bằng đất sét nên nhiều năm mưa lụt kéo dài, nước rút, hầu hết các gia đình phải xây cất lại nhà. Trong giao tiếp thường nhẹ nhàng, khéo léo; trong đối nhân xử thế thường khiêm nhường, từ tốn. Về ngôn ngữ, khi phát âm thường có sự lẫn lộn giữa l và n ( “đi làm” nói là “đi nàm”, “ăn no” nói là “ăn lo”…), t và tr (“con trâu” nói là “con tâu”…). Tuy nhiên, nói chung người Thọ Lộc vẫn nói và viết khá chuẩn tiếng phổ thông.

          Cho đến tận những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, Thọ Lộc vẫn là làng khó khăn nhất của Đồng Lợi, từ điều kiện canh tác, đi lại đến ăn, ở, chữa bệnh, học hành…Tuy nhiên từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là sau khi trạm bơm tiêu úng được xây dựng (1993), với công sức khai phá, san cồn, lấp trũng hàng chục năm của các thế hệ người Thọ Lộc, đất Thọ Lộc đã dần hết ngập úng và trở nên màu mỡ, phì nhiêu. Nhân dân trong làng đã phát huy truyền thống tự lực, đoàn kết, năng động, đưa Thọ Lộc phát triển nhanh và đồng đều vào bậc nhất, nhì của Đồng Lợi. Sản xuất mỗi năm từ 2 đến 3 vụ bội thu; vườn rộng, rau màu, cây trái xum xuê và hầu hết trở thành hàng hóa. Số hộ và cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong xã. Quỹ của chi hội Người cao tuổi lên tới 10 tấn thóc. Nhà ngói, nhà mái bằng, nhà cao tầng thay thế cho nhà tranh tường đất. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa cao, rộng, thoáng đảng. Y tế, giáo dục phát triển mạnh… Ngoài những đóng góp chung như tất cả các làng trong 60 năm xây dựng xã Đồng Lợi (1954-2014), Thọ Lộc còn có những đóng góp riêng rất có ý nghĩa: Đó là góp phần thúc đẩy nhanh quá trình loại bỏ những hạn chế của từng địa phương,tiếp cận tiếng chuẩn phổ thông và đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh doanh, dịch vụ…trong xã.

Cuối thế kỷ XIX quy mô các làng trên địa bàn còn nhỏ hẹp. Các làng Lộc Nham, Thọ Lộc trên dưới 20 hộ với trên 100 khẩu; các làng Long Vân, Lộc Trạch, Quần Nham trên dưới 30 hộ với gần 200 khẩu. Mỗi làng ở tách biệt với các làng khác và gần như “khép kín” bởi những lũy tre, cồn rậm, bãi hoang. Đường qua lại giữa các làng là đường mòn men theo các cồn, bãi, bờ ruộng. Giữa các làng có nhiều khác biệt về thổ ngữ, thổ âm, về phong tục, tập quán…Từ đầu thế kỷ XIX, dưới triều vua Nguyễn Ánh (1802-1820), các làng Lộc Trạch, Lộc Nham, Long Vân, Quần Nham đã là những đơn vị hành chính, có bộ máy và con dấu riêng, trực thuộc tổng Đồng xá, huyện Nông Cống. Bộ máy quan lại của làng thời ấy gọi là Hội đồng Ngũ hương gồm: Hương bạ (người giữ sổ sách, ghi chép về ruộng đất, nhân khẩu, việc giá thú, sinh, tử); Hương bản (người thủ quỹ, giữ tiền, lúa); Hương kiểm (coi việc tuần tra, trật tự trị an); Hương mục (người phụ trách việc trông coi đê điều, đồng ruộng, đường xá, phu phen, tạp dịch). Sau này phe phen, tạp dịch, lính tráng được tách ra do một chức danh khác trông coi gọi là thương dịch. Đứng đầu Hội đồng Ngũ hương là Lý trưởng. Bên cạnh Hội đồng Ngũ hương có Hội đồng Quan viên, Hương lão. Quan viên là những người có bằng cấp, chức sắc từ hàng tổng trở lên, Hương lão là các vị từ 60 tuổi trở lên; Hội đồng này trông coi việc cúng tế, lễ hội, soạn thảo Hương ước (còn gọi là khoán ước) của làng; việc coi sóc, bảo quản đồng diền; việc tế tự, khao vọng, lễ hội, hòn tang…Hương ước được cúng trình Thần thành hoàng làng, đựng trong ống sơn son (gọi là ống khoán), đặt trên bàn thờ Thành hoàng. Hàng năm, đúng thời khắc giao thừa, trước đông đủ dân làng, trước Thành hoàng làng, Hội đồng Quan viên, Hương lão đọc bản Hương ước được thêm bớt những điều đã được dân làng bàn bạc từ trước. Hương ước được mọi thành viên trong làng coi là thiêng liêng và tự giác thực hiện. Vì vậy Hương ước cùng với Lễ hội truyền thống, các hoạt động tín ngưỡng…là những phương tiện giáo dục hiệu quả cho các thế hệ người dân của Làng.

          Trong làng có các xóm. Tên các xóm thường đặt theo phương vị (trên, dưới, trong, ngoài, giữa…), phương hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc) theo hàng Can trong kinh dịch (Giáp, Ất, Bính, Đinh…), hoặc tên gọi của cây cối, công tình xây dựng (Xóm cây Đa, cây Tôi, xóm Đình, xóm Chùa…) của làng. Một số làng có xóm trại (một số gia đình tách hộ hoặc  mới nhập cư ở trên khu đất tách biệt nhưng không xa làng). Ở mỗi làng thường có 1, 2 cống làng được làm bằng gạch hoặc gỗ, tre; có 1, 2 giếng đất, nơi lấy nước ăn, uống của làng; có đình làng, nơi hội họp của làng, nơi làm việc của Hội đống Ngũ Hương…; có đền, nghè thời các vị Thành hoàng, Thổ công…của Làng. Bên cổng làng thướng có điếm canh. Bên cổng làng, đình làng, giếng làng…có những cây cổ thụ (thường là đa, gạo, trôi, xanh…) to, cao, xum xuê, tỏa bóng cả một vùng. “Cây đa, giếng nước, mái đình” đã đi vào ký ức, văn chương, làm nên tình yêu, nỗi nhớ đối với làng xóm quê hương mỗi lúc đi xa của bao thế hệ người dân của các làng trên địa bàn Đồng Lợi. Những hình ảnh là biểu tượng cho làn quê như thế còn mãi đến những năm 1950, 1960 của thế kỷ trước.

          Đời sống của nhân dân các làng trên địa bàn Đồng Lợi xưa rất nghèo. Ở thì hầu hết là nhà tranh, vách đất; mỗi làng chỉ có vài ba gia đình có nhà gỗ, lợp ngói, tường gạch; ăn thì quanh năm thiếu, đói, nhất là những tháng giáp hạt, những năm mất mùa vì hạn hán, bão lụt, sâu keo phá hoại. Bất công xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Làng nào cũng vật, vài ba chục hộ với năm, bảy chục lao động hoặc cả trăm lao động, từ trẻ đến giá phải cày thuê, cuốc mướn, làm tá điền cho vài gia đình địa chủ, quan phong kiến trong làng. Cũng như mọi làng quê khác trên đấy nước dưới thời thực hiện phong kiến, những người dân cày nghèo ở Đồng Lợi còn phải gánh chịu hàng trăm thứ thuế, lệ, phu phen, tạp dịch…mà phi lý, nghiệt ngã nhất là thuế thân-thuế đánh vào đầu người. Hàng năm cứ vào “tháng ba ngày tám” là tất tưởi chạy ăn; vào “mùa sưu thuế” thì đôn đáo cầm cố, vay mượn…Bệnh dịch thì hoành hành, 3 năm, 5 năm một trận, không tả lỵ, đậu mùa thì sốt rét, dịch hạch…Trên 90% dân số trong các làng mà chữ. Những gia đình giàu có cũng ít quan tâm cho con cháu học hành. Số người theo học chữ Hán ở mỗi làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vào năm 1912, 1913 có một vài người tầm sư tu luyện kinh, sách để tham dự kỳ thi Hương vào cuối năm 2015. Nhưng năm 2015, các trường thi Thanh Hóa, Nam Định bị đóng cửa. Số người theo học chữ Quốc ngũ cũng không nhiều hơn số người học chữ Hán. Đời sống vật chất nghèo thiếu, đói khổ, dân trí thấp, theo đó là tâm lý mê tín, tập tục lạc hậu đè nặng lên đời sống tinh thần của nhân dân ta trước cách mạng tháng tám 1945.

2.  Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các nguồn tài liệu gia phả, thần phả, bia kí, sắc phong, lệnh chỉ và truyền thuyết dân gian, chúng ta có thể biết khá rõ về thời gian xuất hiện của các dòng họ và cư dân trên từng vùng đất cùng với sự ra đời của các trang, ấp, đồn điền, hương, giáp.

Đồng Lợi, một xã có nền văn hóa phát triển lâu đời; mảnh đất và con người ở đây đã chất chứa, thấm đẫm bao giá trị văn hóa, tinh thần tinh tuý từ ngàn xưa để lại; đây là tài sản vô giá, góp phần tạo nên cốt cách, lối sống của người Đồng Lợi hôm nay. Vượt lên muôn vàn gian khó của một vùng chiêm trũng xen lẫn gò đồi, những hủ tục lạc hậu, những định chế ràng buộc của chế độ phong kiến, đời sống văn hóa của địa phương vẫn tồn tại, phát triển bền bỉ cùng năm tháng.

Nếp sống văn hoá, đặc biệt là văn hoá dân gian ở đây phản ánh khá rõ đời sống tinh thần của người dân Đồng Lợi, vừa mang sắc thái riêng biệt, vừa mang những nét chung của vùng miền. Đến năm 2019, các văn bản chính thức ghi chép được không nhiều, qua truyền thuyết từ bao đời nay cho thấy văn hóa dân gian ở đây phát triển rất phong phú. Những câu hò vè, những câu ca dao, những bài thơ, phú, truyện cổ tích nói về đạo lí, tinh thần, về tình cảm, tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước vừa là những bài học đạo đức, răn dạy về lẽ sống, đạo làm người, vừa phản ánh phong tục tập quán, đời sống tinh thần khá phong phú của người Đồng Lợi - cư dân của nền văn minh lúa nước; đây là thời kỳ cả 3 hệ tư tưởng nho, phật, lão, tiếp tục phát triển trong điều kiện mới. Như vậy Đồng Lợi cũng là vùng đất có nền kinh tế nông nghiệp phát triển và là vùng đất cổ ngàn nưa, mặc dù không có những nhà khoa bảng nổi tiếng nhưng người dân đã đóng góp sức mình vào việc khai phá và phát triển vùng đất quê hương thành một vùng đất quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.

 Xưa kia, do điều kiện xã hội và chính sách chia để trị của bọn thực dân, phong kiến, cuộc sống của người dân thường khép kín sau luỹ tre làng, vì vậy mỗi làng đều có nét văn hoá riêng. Tuy nhiên, có thể thấy, văn hoá dân gian ở đây tương đối đồng nhất do cùng có chung nguồn gốc là văn hoá Đông Sơn, vừa mang đặc điểm địa phương, vừa có sự hoà trộn, giao thoa với các địa phương trong vùng. Một mặt, có thể do sự du nhập các dòng họ từ ngoài Bắc vào các vùng quê đến đây sinh cơ, lập nghiệp, mặt khác, văn hóa Đồng Lợi chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng do giao thoa văn hóa mang lại. Qua lao động, bằng bàn tay khối óc của mình, người Đồng Lợi đã tạo nên nhiều công trình văn hóa đặc sắc. Trước kia về bất cứ làng nào trong xã cũng bắt gặp các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa như đình, chùa, nghè, miếu, bia đá...

3.  Truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm

Là vùng đất vốn có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng dũng cảm, sáng tạo trong lao động của nhân dân Đồng Lợi đã trở thành truyền thống. Bằng sức lực, trí tuệ của mình qua nhiều năm tháng gian khổ, nhân dân nơi đây đã biến núi rừng hoang vu rậm rạp thành lớp lớp vòng ruộng xanh rờn ngô, sắn; biến những đầm lầy, gò, bãi rậm rạp thành những tràn ruộng, ao hồ... phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, bà con Đồng Lợi còn làm các nghề thủ công khác như khai thác, chế biến lâm sản, dược liệu; thêu dệt các mặt hàng; có từng nhóm gia đình làm nghề thợ mộc, thợ nề, đóng cối xay, nung gạch, nung vôi, thợ rèn chế ra các công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt từ sắt, đồng, mây, tre, nứa... trong lao động biết khai thác tự nhiên, người dân đã tạo ra nhiều đồ vật quý có giá trị trong cuộc sống.

Bên cạnh nghề thủ công, nhân dân Đồng Lợi trước đây còn có nghề săn bắn và khai thác lâm sản; tuy không phải là nguồn sống chính, nhưng được kết hợp với sản xuất bảo vệ mùa màng và làm thực phẩm trong từng gia đình để cải thiện cuộc sống; đồng thời do lâm sản có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nên việc khai thác, chuyên chở lâm sản cũng là một trong những nghề nổi bật ở đây, góp phần làm cho nền kinh tế thêm đa dạng, phong phú.

Truyền thống đoàn kết, lao động cần cù là bản chất đặc trưng của cư dân nông nghiệp; để đảm bảo cho việc thâm canh lúa nước, từ xa xưa nhân dân đã chú ý đến việc làm thủy lợi; Qua nhiều thế hệ họ đã tạo ra những công trình thủy lợi thích hợp với địa thế ruộng đất; họ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đào mương, đắp bai, đập làm xa guồng nước và bắc ống dẫn nước vào ruộng để sản xuất lúa nước, hoa màu.

Với truyền thống lao động Nhân dân Đồng Lợi đã góp phần xây dựng khối đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đoàn kết ngày càng được tăng cường, củng cố tạo thành sức mạnh cộng đồng cư dân sinh sống để Đồng Lợi vươn lên xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Truyền thống hiếu học

Cùng với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, từ xưa, Nhân dân Đồng Lợi đã có một truyền thống hiếu học, coi trọng những người học hành, đỗ đạt cao. Phát huy, truyền thống của cha ông, các thế hệ con em Đồng Lợi có nhiều người thành đạt, hiển danh được xã hội ghi nhận; nhiều con em của xã là những thạc sỹ, cử nhân đang công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc, đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp (Có danh sách cuối cuốn lịch sử này).

Công tác giáo dục ở Đồng Lợi rất được chú trọng, nhiều thành tích giáo dục ngày càng nổi bật, mỗi năm trên địa bàn xã có từ 10 -20 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh, xứng đáng với sự vun đắp của biết bao thế hệ cha anh đi trước.

Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm

Nhân dân Đồng Lợi qua các thế hệ nối tiếp nhau cùng nhân dân cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm; tình yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng, phát triển và hun đúc thành truyền thống quý báu của các thế hệ. Từ xưa, vùng đất Triệu Sơn nói chung, Đồng Lợi nói riêng đã trở thành căn cứ địa trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân cư ở Đồng Lợi kéo dài qua nhiều thế kỉ; có làng hình thành từ trước thế kỉ X như Làng Quần Nham, làng Lộc Trạch, làng Long Vân, làng Lộc Nham…... Xã Đồng Lợi, đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính và tên gọi, luôn gắn liền với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân xã nhà; Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, nhân dân Đồng Lợi đã đoàn kết một lòng nên đã tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phong phú, đó là cội nguồn sức mạnh để lớp lớp người Đồng Lợi viết nên những truyền thống tốt đẹp của quê hương. 

Tư liệu sưu tầm